Son môi sẽ giúp chị em xinh đẹp, rạng rỡ, quyến rũ hơn. Đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của phái đẹp, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các mẫu son khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh các sản phẩm chính hãng thì các loại son nhái, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng được bày bán tràn lan. Vậy làm thế nào để biết được hàm lượng chì trong son có nằm trong mức cho phép hay không? Mời bạn cùng hocmot.net theo dõi bài viết chia sẻ các cách nhận biết son có chì nhé!
Chì có tác dụng làm mềm, dẻo cho thỏi son, tạo cảm giác bám dai và êm ái khi thoa lên môi. Sử dụng son có chì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vì nó có xu hướng thay thế vị trí của tất cả các kim loại khác trong cơ thể người, làm cho cơ thể bị thiếu chất. Dùng son nhiều hàm lượng chì thường xuyên sẽ rất dễ buồn nôn, tiêu chảy, thâm môi, mắc các bệnh về răng lợi, thậm chí có thể ảnh hưởng các cơ quan như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch và thận.
Chính vì vậy cách nhận biết son có chì là rất quan trọng để người dùng chọn được sản phẩm không ảnh hưởng tới làn môi và sức khỏe.
Những nhà sản xuất son phấn và mỹ phẩm lớn sẽ có hẳn một bộ phận kiểm định rất nghiêm ngặt về hàm lượng chì trong son để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Là người tiêu dùng thông minh, bạn chỉ nên chọn mua son của những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi.
Bên cạnh đó, nên đọc kỹ thông tin trên sản phẩm hoặc nhờ nhân viên tại cửa hàng tư vấn những dòng son nào ít chì hoặc không có chì để bảo vệ làn môi.
Cách nhận biết son có chì được nhiều người áp dụng nhất là thử bằng nước. Sau khi đánh son trên mu bàn tay, dùng ngón tay quệt mạnh lên son, sau đó cho tay vào nước. Nếu thấy son có thể hòa tan trong nước thì chắc hẳn đó là loại son ít chì hoặc không có chì. Còn nếu son không tan mà lại nổi lềnh bềnh trên mặt nước thì xác định đó là thỏi son bị nhiễm chì nặng.
Đây là một cách khác để nhận biết son có chì. Khi tô son và uống nước, son bị bám quanh miệng cốc mà không thể lau sạch son thì đó chính là son chứa nhiều chì và thêm một phần các chất hóa học có nguồn gốc từ dầu động vật.
Cách nhận biết son có chì này cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần bôi chút son lên mu bàn tay, rồi sử dụng nhẫn vàng tây hoặc bạc di qua di lại nhiều lần. Nếu son không bị đổi màu hoặc có màu ghi sẫm thì có nghĩa là son không có chì và ngược lại. Còn nếu thấy son chuyển sang màu đen thì tốt hơn hết là đừng dùng loại son đó nữa.
Tuy nhiên phương pháp này cũng không thể cho kết quả đúng tuyệt đối vì vàng và bạc khi tiếp xúc với các thành phần như sáp, dầu hay các chất tạo màu trong son cũng có thể làm xuất hiện vệt đen.
Dưỡng môi trước khi sử dụng son lì: son lì là loại son được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, phái đẹp nên dưỡng môi trước khi dùng son để chống thâm môi bằng mật ong, dầu dừa hoặc son dưỡng không màu. Cách làm: bôi một lớp lên môi, để cho khô, rồi thoa son lì lên như bình thường.
Khi tẩy trang, hãy lấy vài giọt chanh chấm lên môi rồi rửa sạch để khử đi lượng chì trong son.
Thường xuyên tẩy tế bào chết để môi hồng và căng mọng.
Cười hở răng khi thoa son để son được đều và căng hơn.
Không được bóc lớp da môi khi chúng bị bong nếu không bôi lớp son dưỡng môi làm mềm.
Nên tìm đến những nhãn hiệu nổi tiếng để chọn mua hoặc sử dụng son handmade từ những địa chỉ đáng tin cậy.
Để màu môi có vẻ đẹp tự nhiên, bạn chỉ nên tô son lên môi dưới rồi dùng cọ sửa lại những chỗ chưa đều hoặc mím chặt môi lại để son bám vào môi trên.
Tốt nhất là nên dùng cọ để tô son vì nó giúp bạn tô được ở các khóe môi, những góc cạnh.
Nên chọn son màu hồng nhạt, hồng cam, hồng đào,... cho những đôi môi mỏng; màu đỏ rực rỡ, quyến rũ cho những ai có đôi môi đầy đặn; màu son có ánh kim cho những đôi môi thâm.
Để son lâu trôi, sau khi tô son, hãy mím môi vào tờ giấy ăn, sau đó tô lượt son thứ hai.
Tuyệt đối không liếm môi vì thói quen này sẽ làm cho môi khô trở nên khô hơn và làm cho các vết nứt trên môi trở nên khó lành.
Đừng quên tập thói quen uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và tránh thức quá khuya.
Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ với bạn các cách nhận biết son có chì hay không và những lưu ý để có một bờ môi đẹp. Chúc chị em chúng mình ngày càng xinh đẹp và tự tin nhé!
Xem thêm: Cách thử chì trong son có chì kết quả chính xác chỉ trong vài giây
Có liên quan
Ý kiến bạn đọc
phuonganhtruong06@gmail.com
Xin thông tin ak
Can gap nha
thienloc230427@gmail.com
xin với ạ