Mẹo chữa trẻ khóc đêm dành cho những các ông bố bà mẹ bỉm sữa

29/10/2020
Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là thời gian để não bộ phát triển toàn diện thông qua hormoon tăng thành . Nhiều chuyên gia cho biết, việc bé giật minh khóc đêm thường xuyên sẽ khiến trẻ chậm lớn, gầy gò, dẽ bị đau ốm giảm khả năng ghi nhớ, kém tập trung, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết những mẹo chữa trẻ khóc đêm cực kì hiệu quả.

Trẻ sơ sinh khóc đêm luôn là nỗi lo lắng, trăn trở của các bậc phụ huynh. Nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm là gì? Mẹo chữa trẻ khóc đêm ra làm sao? Hãy cùng hocmot.net tìm hiểu, bạn nhé! 

Mẹo chữa trẻ khóc đêm dành cho những các ông bố bà mẹ bỉm sữa
Ảnh: Nguyên nhân trẻ khóc đêm
 

Trẻ khóc đêm, nguyên nhân do đâu? 

Trước khi khám phá các mẹo chữa trẻ khóc đêm, mời phụ huynh tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm nhé! 

Trẻ bị đói

Trẻ con có dạ dày nhỏ nên cần được cho ăn nhiều lần và đều đặn trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho con lớn khôn. Trẻ càng nhỏ thì số lần thức giấc mỗi đêm để bú sữa càng nhiều. Nếu em bé vừa khóc đêm vừa cho tay vào miệng, liếm môi, tìm ti mẹ,.... thì xác định là em bé đang khóc vì đói, bạn nhé!

Trẻ bị mệt mỏi

Trẻ khóc đêm đôi khi là do bé vận động nhiều vào ban ngày. Hoặc đó cũng là dấu hiệu cảnh báo bé sắp bị bệnh. Một số trường hợp trẻ còn bị đầy hơi chướng bụng do ăn quá no nên không ngủ ngon được. Thường trẻ nhỏ sẽ bị mắc các bệnh và quấy khóc vào buổi tối như thiếu calci, khóc dạ đề, nghẹt mũi, nhiễm siêu vi… Phụ huynh nên lưu ý vì đôi khi có những tình huống cần xử lý gấp như viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử, lồng ruột,.....

Do thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng

Thời tiết rất dễ ảnh hưởng đến cơ thể nhỏ bé của trẻ, đặc biệt là khi nhiệt độ hay thời tiết thay đổi. Khi trẻ nhỏ cảm thấy lạnh hoặc quá nóng, chúng cũng có thể khóc. 

Do thời kỳ mọc răng

Cơn đau nướu khi mọc răng làm cho trẻ cáu kỉnh, kén ăn, khó chịu, khó ngủ và thường xuyên khóc đêm trong thời kỳ này. Gia đình nên nên chú ý và quan tâm đến giai đoạn nhạy cảm này của trẻ với các biểu hiện trên. Ngoài ra, bé khóc đêm còn đi kém với những biểu hiện như nướu sưng đỏ, chảy nước dãi liên tục.

Tã bị ướt

Rất ít bé không có chút phản ứng gì với việc tã ướt hoặc bẩn do tiểu tiện, đại tiện. Hầu hết các bé sẽ phản ứng dữ dội để được thoát khỏi cảm giác khó chịu này ngay lập tức. Khóc thét lên sẽ là một cách bé “báo động” với mọi người về việc này. 

Cần được vỗ về

Hiện nay nhiều gia đình hiện đại tập cho con trẻ tự lập ngay từ rất nhỏ bằng việc ngủ riêng. Đối với các bé, việc ngủ một mình trong bóng tối sẽ rất đáng sợ. Có trường hợp trẻ giật mình giữa đêm rồi có thể tự thích nghi tự ngủ lại được. Số khác sẽ khóc to để tìm sự hỗ trợ của ông bà bố mẹ. 

Do quá kích thích hoặc rối loạn giấc ngủ

Nhiều gia đình vì muốn con ăn khỏe, sẽ sử dụng những người, những vật có thể làm bé sợ hãi, cho bé xem phim siêu nhân, đua xe, dắt bé đến nơi đông người, mở nhạc quá to,... cũng có thể gây hiệu ứng không tốt đối với hệ thần kinh của bé. Buổi tối, những hình ảnh đáng sợ gặp ban ngày có thể sẽ làm bé khóc đêm. 

Do không khí có mùi khó chịu

Các tác nhân gây mùi như phấn rôm, sơn, đồ trang điểm, thuốc lá, nước hoa, mùi mồ hôi,.… cũng có thể khiến mũi trẻ nhỏ khó chịu. Nếu đang ngủ mà ngửi thấy mùi khó chịu, bé thường bị giật mình và quấy khóc và giật mình.

Do côn trùng cắn

Bé có thể khóc đêm vì bị muỗi hay côn trùng đốt hay chui vào tai bé. 

Khi nào trẻ khóc đêm là bình thường? Khi nào là bất thường?

Việc em bé khóc đêm trong giai đoạn sơ sinh được coi là vô cùng bình thường. Trong giai đoạn 2 tháng đầu đời, trẻ khóc được coi như dấu hiệu cho thấy sự làm quen với môi trường và sự phát triển khỏe mạnh của bé. Tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ được 4 tháng tuổi trở lên. Trường hợp khóc đêm là bình thường thì cha mẹ chỉ cần áp dụng các mẹo chữa trẻ khóc đêm thông thường là được. 

Ngược lại, với những trẻ hay khóc đêm và có đi kèm với một số những biểu hiện như: giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ hay khóc thét,... thường xuyên và kéo dài thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến các vấn đề bệnh lý. Nếu trẻ thường xuyên khóc đêm và giật mình khi đang ngủ thì cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế khám và làm xét nghiệm vì điều này có liên quan đến hàng loạt vấn đề về não bộ hoặc bị dị ứng, còi xương,..

Ngoài ra, nếu trẻ khóc đêm dữ dội, kèm theo triệu chứng nôn, ưỡn người, bỏ bú và đi tiểu ra máu thì rất có thể là dấu hiệu bị lồng ruột. Cha mẹ cần đưa em bé đi cấp cứu ngay khi gặp trường hợp này. 

Mẹo chữa trẻ khóc đêm dành cho những các ông bố bà mẹ bỉm sữa
Ảnh: Nên làm gì khi trẻ khóc đêm
 

Các bậc cha mẹ nên làm gì khi trẻ khóc đêm?

  • Cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh khi trẻ khóc: người cha và các thành viên khác trong nhà nên giúp đỡ mẹ chăm sóc bé, cho bé bú, dỗ dành bé khi bé khóc đêm. Đây không chỉ là mẹo chữa trẻ khóc đêm mà còn thể hiện sự quan tâm đến người phụ nữ đã mang nặng đẻ đau. 

  • Không bao giờ được lắc bé trong bất kì tình huống nào nếu không muốn gây ra tổn thương não nghiêm trọng, dẫn đến tàn tật suốt đời. 

  • Có thể trang trí phòng ngủ với các loại đèn có ánh sáng ấm áp (nhiệt độ từ đèn thấp) và tiếng nhạc dịu dàng. 

  • Không quấn bé quá chặt trong chăn để tránh cho bé bị nóng và có thể bị cảm lạnh. 

  • Không nên tạo thói quen cho bé ngủ khi đang được bế hoặc đung đưa trên vai. Vì khi đặt bé xuống nôi hoặc giường, bé sẽ mau thức.

  • Khi đặt bé xuống thì vịn hai tay lại để bé không giật mình, giữ một lúc mới thả ra. 

  • Bổ sung vitamin D và canxi bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ.

  • Quần áo hay giường ngủ của trẻ phải đảm bảo thấm hút mồ hôi tốt.

  • Không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá no, và cũng không để trẻ bị đói khi ngủ. 

  • Nên thực hiện các biện pháp massage nhẹ nhàng cho trẻ thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

  • Hạn chế tác động của các thiết bị điện tử, ánh sáng và tiếng ồn khi trẻ ngủ.


Hy vọng với những mẹo chữa trẻ khóc đêm mà chúng tôi vừa cung cấp, bạn đọc sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi chăm sóc các thiên thần nhỏ. Trân trọng!

Xem thêm: Mẹo để bé không ngủ ngày thức đêm, không quấy khóc
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây