Seo là gì? Làm seo thì làm cái gì?

Bài này thuộc phần 1 của 15 phần trong serie Seo cơ bản
22/11/2016
Bạn đang học làm web? Đã làm web, hay có dính liếu dì đến web, thì chắc chắn bạn đã từng nghe qua từ SEO. Cũng rất nhiều người khuyên bạn nên tìm hiểu seo. Vậy seo nó là cái gì? Và một người làm seo thì làm những công việc gì? Lợi ích của nó ra sao?

1. Seo là gì?

Đây là bài đầu tiên trong serie seo cơ bản. phục vụ cho khóa học seo do học mót tổ chức. nên bạn tạm xóa sạch những khái niệm phù phiếm về seo ra khỏi đầu. Chúng ta cùng tự khám phá theo cách hiểu của riêng mình. Từ đó chúng ta dễ dàng nắm bắt và làm trên nền tảng chúng ta hiểu. 

Chúng ta sẵn sàng nào? cùng nhìn tấm ảnh bên dưới:
 
seo la gi
Một số kết quả tìm kiếm trả về khi chúng ta tìm từ khóa Seo là gì?

Nhìn thì chắc ai cũng biết đó làm một trang kết quả khi chúng ta tìm kiếm từ khóa "Seo là gì?".  Những kết quả đầu tiên hầu như là  những website chuyên về seo tại Việt Nam. Tại sao nhũng kết quả đó lại được đưa lên đầu trong hàng triệu kết quả. Đó chính là seo đấy? Và tại sao kết quả đầu tiên nó lại nổi bật với khung và hình ảnh ( có thể các từ khóa khác không có)? Đó chính là thủ thuật trong seo đấy? 

Chúng ta lại thử một từ khóa khác "khóa học seo" chẳng hạn. kết quả đầu tiên ta lại thấy như hình:
 
khoa hoc seo
Một số kết quả khi tìm từ khóa "khóa học seo"

Trên 4 kết quả đầu ( cũng có một số kết quả cuối trên trang nữa), chúng ta thấy có chữ QC màu xanh. Đó có phải là SEO? 

Chắc chắn không, đó chính là Google Adwords.

Vậy chúng ta chuyên nghiệp hóa một chút.
SEO là chữ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (dịch theo nghĩa tiếng Việt là Tối ưu hóa máy tìm kiếm). Công việc SEO nghĩa là phân tích phương thức hoạt động và các thuật toán của máy tìm kiếm và sử dụng một số thủ thuật đơn giản hoặc phức tạp để cải thiện thứ hạng của website trên một số từ khóa nhất định.
Adwords là từ viết tắt của “Advertisement keywords” có nghĩa  quảng cáo từ khóa. Như vậy, google adwords là một dịch vụ thương mại của Google cho phép khách hàng mua những quảng cáo bằng chữ hoặc hình ảnh tại các kết quả tìm kiếm hoặc các trang web do các đối tác Google cung cấp
Cũng có rất nhiều bạn quan niệm sai lầm rằng SEO chỉ làm việc trên Google. Đúng nhưng chưa đủ. Google chỉ là một kênh thông dụng và phổ biến. Chúng ta có thể làm seo trên Bing, yahoo, cốc cốc, mạng xã hội Facebook, thậm chí trên một trang rao vặt nội bộ chotot.vn chẳng hạn.

Cũng chính vì google quá phổ biến, nên trong serie bài viết này, chúng ta lấy công cụ tìm kiếm trên Google là tiêu chuẩn cho quá trình thực hiện một chiến dịch seo.

2. Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm ( cụ thể là Google).

Một sự thật cơ bản đầu tiên mà bạn cần biết đó là công cụ tìm kiếm của Google không phải là con người. Chính vì thế sẽ có sự khác nhau giữa con người và công cụ tìm kiếm trong việc đánh giá nội dung của một trang web. Mặc dù công cụ tìm kiếm được trang bị các công nghệ rất hiện đại tuy nhiên nó vẫn không đủ thông minh để có thể cảm nhận được vẻ đẹp của một mẫu thiết kế, thưởng thức âm thanh hoặc thấy được chuyển động của một video nào đó. Vì vậy khi công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu của trang web nó chỉ nhìn vào các văn bản cụ thể để cố gắng hiểu được trang web này đang muốn nói về vấn đề gì.
 
co che hoat dong cua cong cu tim kiem
Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm

Công Cụ Tìm Kiếm Gồm 3 Bộ Phận Chính:
 
Robot (Google Bot) – Bộ thu thập thông tin Robot được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau: spider, bot, crawler, hoặc web worm,…Về bản chất robot chỉ là một chương trình duyệt và thu thập thông tin từ các website trên mạng, nó tự động duyệt qua các cấu trúc siêu liên kết và trả về các danh mục kết quả của công cụ tìm kiếm. Robot thường được ví với hình ảnh con nhện vì nó tự động di chuyển trên internet thông qua các liên kết và internet chính là mạng nhện của nó.

Index - Bộ Phận Lập Chỉ Mục Hệ thống lập chỉ mục trong các công cụ tìm kiếm thực hiện việc phân tích, chọn lựa và lưu trữ những thông tin cần thiết (thông qua các từ khoá hay cụm từ khoá) một cách nhanh chóng và chính xác từ những dữ liệu mà Robot thu được.

Bộ Phận Xử Lí–Tính Toán Đây là quá trình tính toán của Google nhằm cung cấp các kết quả cho người tìm kiếm. Theo thống kê, Google sử dụng hơn 200 yếu tố để xếp hạng trang web. Các yếu tố này có tầm quan trọng khác nhau, tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng đó là dựa trên chất lượng nội dung và chất lượng của những liên kết đến trang web của bạn.

Yếu tố xếp hạng thế nào thì chúng ta cùng vén màn bí mật dần ở những bài viết sau. Đừng vội gì cả?

Cơ Chế Hoạt Động Của Google Spider

- Đầu tiên Google Spider sẽ lấy danh sách các máy chủ và trang web phổ biến. Sau đó nó sẽ bắt đầu tìm kiếm với một site bất kỳ, nó đánh chỉ mục các từ khóa trên trang và theo các liên kết (link) tìm thấy bên trong trang web này. Khi Spider xem xét các trang web (định dạng HTML), nó lưu ý: Các từ bên trong trang web & nơi nó tìm thấy các từ đó.

Ví dụ: Các từ xuất hiện trong các thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả…. nó nhận định đây là phần quan trọng có liên quan đến sự tìm kiếm của người dùng sau này.

Vì thế đối với mỗi website Google nó sẽ có nhiều phương pháp để index lại chỉ mục, liệt kê lại các từ khóa chính. Nhưng dù dùng cách nào thì Google cũng luôn cố gắng làm cho hệ thống tìm kiếm diễn ra nhanh hơn để người dùng có thể tìm kiếm hiệu quả hơn hoặc cả hai.

- Kế đó Google sẽ xây dựng chỉ mục:

Xây dựng chỉ mục sẽ giúp cho các thông tin được tìm thấy một cách nhanh chóng. Sau khi tìm thông tin trên trang web, Google Spider nhận ra rằng việc tìm kếm thông tin trên website là một quá trình không bao giờ kết thúc… bởi vì các quản trị trang web luôn thay đổi thông tin, cập nhật thông tin trên website và điều đó có nghĩa rằng Spider sẽ luôn phải thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu. Giả sử website của bạn làm về ngành du lịch… nó sẽ lưu các chỉ mục trên website của bạn vào ngành du lịch… Nếu site bạn làm về ca nhạc, nó sẽ lưu các chỉ mục trên web bạn vào ngành ca nhạc.

Xử lý và tính toán:

- Sau khi lập chỉ mục Google sẽ xử lý, tính toán và mã hóa thông tin để lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Và khi có một truy vấn tìm kiếm thì hệ thống sẽ trả về các kết quả có chứa nội dung hữu ích tương ứng với các truy vấn tìm kiếm của người dùng.

==> Việc hiểu rõ cơ chế tìm kiếm của Google sẽ giúp cho các Seoer thêm nhiều kỹ năng để có thể tối ưu website thân thiện với Google nhằm mục đích đưa trang web có thứ hạng cao hơn.

3. Tổng quan về Seo website, xu hướng Seo 2016.

Bạn cứ tưởng tưởng thế này. Các website lớn tuoitre, thanhnien, tinhte v.v tựa như một trung tâm thương mại của thành phố. Ở đó luôn có các cán bộ thị trường ( Bot tìm kiếm) dòm ngó. Thậm chí có nhiều vị trí được cài cắm sẵn tại chỗ. Còn website của bạn, như một cửa hàng tạp hóa nhỏ trong hành triệu cửa hàng. Lâu lâu, cán bộ tiện đường qua thì ngía một cái xem sao. Bởi vậy, bạn làm làm sao để cán bộ ghé thăm nhiều hơn, ưu ái cho cửa hàng của bạn nhiều hơn. Nói nôm na là bạn phải luôn áp sát vào cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm, nhằm tăng thứ hạng cũng như độ uy tín của mình ngày càng lớn mạnh.

Xu hướng Seo 2017 nó thế nào? ra làm sao? 
  • Content ( bao gồm cả text, hình ảnh, video v.v)  vẫn là Vua
  • Backlink không còn quá quan trong như trước, ưu tiên chất hơn số lượng
  • Tự làm chủ hệ thống site vệ tinh bền vững
  • Website phải thân thiện với các thiết bị di động
  • Seo trên nền tảng mạng xã hội
  • Chú trọng seo địa điểm (local)
  • Seo từ khóa dài ( theo nhu cầu người tìm kiếm)

4. Giải thích các thuật ngữ SEO.

Chúng ta đang học mót, tức làm học theo người khác làm. Nhưng mình vẫn không khuyến khích các bạn học một cách máy móc và rập khuôn. Mình muốn các bạn tự học bằng cách hỏi ở nhiều hơn, bất kỳ đâu. Mà để hỏi cho người khác trả lời, bạn nên tìm hiểu các thuật ngữ sau trong Seo để câu hỏi trở nên rõ ràng.
  • CRO: (Conversion Rate Optimization) tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi, biến khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột chia cho số lần hiển thị. Ví dụ: nếu bạn có 5 nhấp chuột và 1.000 hiển thị, thì CTR của bạn là 0,5%.
  • PR: Pagerank – chỉ số của Google cho biết mức độ quan trọng của một trang nội dung.
  • DA: Domain Authority – Chỉ số cho biết mức độ uy tín và sức mạnh của một website do công ty Seomoz đưa ra.
  • Robots.txt – File điều hướng và đưa ra mệnh lệnh cho các bot của máy tìm kiếm.
  • Indexing – Chỉ việc một trang nội dung được máy tìm kiếm đưa vào hệ thống của nó (đánh chỉ mục) và sẽ hiển thị khi được tìm kiếm.
  • Onpage SEO – Các yếu tố về Seo được thực hiện trên website.
  • Offpage SEO – Các yếu tố về SEO được thực hiện ngoài phạm vi website (chỉ việc xây dựng backlink).
  • Backlink – liên kết từ một trang nội dung (website) trỏ tới một trang nội dung (website) khác.
  • Internal link – Chỉ các liên kết giữa các trang (bài viết) bên trong một website.
  • External link –External link là những liên kết trỏ ra ngoài không nằm cùng một domain.
  • Anchor text – phần chữ dùng để gắn liên kết từ trang này tới trang khác.
  • Alt – thẻ mô tả dự phòng cho ảnh.
  • Meta Descripton: Thẻ mô tả của website.
  • Tittle: Thẻ tiêu đề của website.
  • 404 – mã HTTP từ server cho biết trang nội dung đang được yêu cầu không hề tồn tại.
  • Rich Snippets – các thông tin bổ sung cho các kết quả trên trang tìm kiếm. Mục đích làm nổi bật kết quả tìm kiếm, giúp tăng CTR cho website.
  • Sitemap – Sơ đồ của website giúp cho người dùng + Spider hiểu được cấp trúc của website và dễ dàng di chuyển bên trong website
  • RSS – hình thức cập nhật tin tức ngay lập tức khi có tin tức mới.
  • Domain Age – tuổi của một tên miền.
  • Domain keywords – tên miền chứa chính xác từ khóa cần SEO.
  • Heading: gồm 6 loại thẻ gồm H1, H2 – H6  Nó thường được dùng để nhấn mạnh nội dung và chủ đề ta muốn nói tới trong page đó.
  • ....

5. Lời kết:

Trên đây là những khái niệm cơ bản về seo, ngoài ta chúng ta có thể nghe thêm một số thứ nói về seo nữa như: Seo cộng hưởng, seo bền vững, seo web nukeviet, seo blogspot, seo mũ đen, seo mũ xám, seo mũ trắng v.v chung quy nó vẫn là SEO, tức là cách làm để đẩy thứ hạng từ khóa trên công cụ kiềm kiếm.

 

Tác giả bài viết: Thúc Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Trần Thị Tuyền Trần Thị Tuyền

    Bài viết cơ bản nhưng rất đầy đủ về seo, mong bạn tiếp tục cập nhật những bài viết mới.

    26/11/2016 21:40
  • Cao Minh Cao Minh

    Cảm ơn bạn rất nhiều. Từ nào làm seo, nhưng vẫn lơ mơ về seo là gì/ Giờ mới hiểu cặn kẻ được seo là thế.

    23/11/2016 23:14
FACEBOOK
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây